Video

Khoa học địa lý: Cách tiếp cận, quan điểm và hướng đi mới trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ

Đăng ngày : 28/12/2023

Tham dự chương trình, về phía Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ có GS.TS Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội đồng, GS.TS. Nguyễn Cao Huần - Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam, cùng các Giáo sư là Uỷ viên hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ, các Tân Giáo sư và phó Giáo sư của Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp và nhà quản lý từ nhiều tỉnh thành. Về phía Trường ĐH KHXH&NV có TS. Phan Thanh Định - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Ngô Thị Thu Trang - Trưởng khoa Địa lý; cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban; giảng viên, sinh viên, nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực Địa lý học nói riêng và Khoa học Trái đất - Mỏ nói chung. 

Phát biểu khai mạc, TS. Phan Thanh Định gửi lời cảm ơn đến các Giáo sư, phó giáo sư đầu ngành đã đến và tham dự hội thảo với chủ đề hết sức thời sự và mới mẻ “Khoa học Địa lý: Cách tiếp cận, quan điểm và hướng đi mới trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ”; Cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tham gia viết bài; cảm ơn lãnh đạo các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đã dành thời gian tham dự và đóng góp vào sự thành công của Hội thảo.

TS. Phan Thanh Định gửi lời cảm ơn đến gửi lời cảm ơn đến những người tham dự Hội thảo (Ảnh: Huyền Linh)

Phát biểu chào mừng hội thảo, GS.TS Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ mong mỏi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phía Nam cần cố gắng nhiều hơn nữa để xây dựng đội ngủ nghiên cứu mạnh cho ngành Khoa học Trái đất - Mỏ và đặc biệt là sự chung tay, chia sẽ giữa những chuyên gia các vùng miền.

GS.TS Mai Trọng Nhuận - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - khẳng định tầm quan trọng của buổi hội thảo khoa học Địa lý (Ảnh: Huyền Linh)

Hội thảo diễn ra với 01 báo cáo đề dẫn và 4 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo xoay quanh các vấn đề quy hoạch lãnh thổ ảnh hướng đến sự phát triển văn hóa - xã hội, phòng chống thiên tai và thay đổi dân số: (1) Urban Living Lab - tiếp cận đổi mới sáng tạo trong phương thức tiếp cận không gian và quy hoạch lãnh thổ; (2) Mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương; (3) Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa đa tác tử và mô phỏng có sự tham gia phục vụ công tác hỗ trợ quy hoạch lãnh thổ trong phòng chống rủi ro ngập lụt ven biển; (4) Biến động mức sinh và mức chết Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2019 là dữ liệu quan trọng cho công tác quy hoạch.

TS. Ngô Thị Thu Trang trình bày báo cáo đề dẫn “Khoa học Địa lý: Cách tiếp cận, quan điểm và hướng đi mới trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ”(Ảnh: Huyền Linh)

GS.TS Nguyễn Cao Huần - Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam - chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Huyền Linh).

PGS.TS Đặng Văn Phan - Phó Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam, Chủ tịch Hội Địa lý TP. HCM trình bày ý kiến đóng góp cho các tham luận (Ảnh: Huyền Linh)

Các chuyên gia, thầy cô và người tham dự chụp ảnh lưu niệm sau buổi hội thảo (Ảnh: Huyền Linh)

Hội thảo đã mang đến một buổi sinh hoạt khoa học hiệu quả, để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trình bày, cập nhật các nghiên cứu của mình và định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tới, đồng thời cũng là dịp để thể hiện vai trò liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia. Đây cũng là dịp đặc biệt để kết nối những nhà khoa học đầu ngành phương Bắc với các chuyên gia, giảng viên, sinh viên phương Nam và miền Trung. Buổi hội thảo thành công tốt đẹp và mang ý nghĩa lớn trong kết nối, động viên tinh thần để khoa học Địa lý nói riêng và Khoa học Trái đất - Mỏ nói chung ngày càng phát triển và khẳng định mình trong sứ mệnh khoa học nước nhà.

Tin bài: TS. Ngô Thị Thu Trang